Chào anh em, mình sẽ lại nói về chuột gaming. Ở thời điểm mọi thứ vẫn còn rất căng thế này thì sau giờ học tập làm việc, tốt nhất vẫn là về nhà chơi với gấu và chơi game. Cho nên chọn một món gear quan trọng như chuột gaming là điều tối cần thiết. Lần trước mình đã có chia sẻ về cách chọn chuột gaming thông qua một số câu Q&A thường gặp, thì trong bài này mình sẽ đi tiếp một danh sách gợi ý các loại chuột gaming nổi bật được các trang công nghệ lớn bình chọn là tốt nhất, đáng mua nhất năm 2022. Ok lets go!
Ưu điểm:
Thiết kế gọn gàng, đơn giản
Dùng loại cảm biến đặc biệt hợp tác với PixArt
Switch Omron cảm giác bấm rất đã
Chuột không dây siêu nhẹ
Dáng chuột chuẩn
Feet PTFE nguyên chất
Nhược điểm:
Không hổ danh là kẻ khai sinh ra món chuột siêu nhẹ khi Glorious Model O Wireless lại chính là mẫu chuột không dây siêu nhẹ chuẩn nhất mà bạn có thể tìm kiếm trong phân khúc dưới 2 triệu rưỡi.
Toàn bộ phần cứng trên Model O Wireless được refesh hoàn toàn với BAMF sensor (hợp tác cùng PixArt) với DPI đến 19000 và tốc độ tracking 400IPS thuộc hàng đỉnh. Ngoài ra nhờ tối ưu cấu trúc thân vỏ và vật liệu nên Glorious Model O Wireless chỉ nặng hơn bản có dây 2g (67 – 69g) rất ấn tượng.
Những điểm cốt lõi nhất trên series Model O vẫn được Glorious giữ lại như thân vỏ honeycomb đặc trưng chịu lực cao, switch Omron 20 triệu lần nhấn với pre-travel và cảm giác bấm giòn giòn đặc trưng cùng hệ thống đèn LED siêu đẹp lắm. Con lăn cũng là một điểm cộng khi hiếm con lăn gaming mà cho độ chi tiết và khấc cuộn rõ ràng như vậy.
Hiện tại tất cả dòng chuột Glorious đã được phân phối chính hãng tại Việt Nam với chính sách bảo hành 2 năm.
Tiếp theo là một lựa chọn hoàn hảo cho chuột không dây gaming. Logitech G502 Lightspeed này là một phiên bản nâng cấp của thế hệ cũ là Logitech G502 Proteus Spectrum. Con G502 này, vì thế vừa sở hữu những tính năng rất gì và này nọ của Spectrum vừa có thêm loạt cải tiến đáng gờm. Có thể kể ra bao gồm: Có thể tùy chỉnh trọng lượng theo 6 mức (hai mức tháo ra 4g ones and và bốn mức tháo ra 2g) và từ đó có thể thay đổi được cảm giác khi cầm chuột, nhất là ai dùng trong thời gian dài sẽ thấy rõ sự khác biệt.
Logitech G502 Lightspeed wireless này cũng có mức CPI cao ngất ngượng và cảm biến Hero cực kỳ nhạy bén cùng một loạt các nút có thể lập trình lại. Cũng như bạn Razer huyền thoại trên, Logitech G502 Lightspeed có khả năng thích nghi và hỗ trợ tốt cho tất cả các thể loại game đang có trên thị trường. Form chuột cầm lên cảm thấy thân thiện, thoải mái, đặc biệt cho những ai đang chơi nhiều thể loại bắn súng góc nhìn thứ nhất.
Ngoài kết nối không dây thì nếu anh em vẫn lo lắng một phần trăm phần ngàn giây độ trễ (dù chơi game đại trà thì không có gì khác biệt) thì đây, G502 Lightspeed còn đi kèm hẳn một sợi cáp để hỗ trợ. Với anh em nào thích dùng pad chuột thì nên mua một pad PowerPlay về xài chung để có thể vừa xài vừa sạc pin qua tấm lót chuột. Nhưng có hai tin không vui lắm là miếng lót là có giá khá cao (hơn 100 USD) và không hỗ trợ cho các trọng lượng lấy ra 4g.
3/ Razer DeathAdder V2 Pro: Chuột gaming không dây tốt nhất của năm
Cảm biến: Razer Focus+ | Kết nối: USB Type-A dongle, Bluetooth or wired | Pin: Pin sạc lại được qua cổng MicroUSB | Trọng lượng: 310 ounces | Kích thước (LxWxH): 5.00 x 2.42 x 1.68 inches
Ưu điểm:
Hiệu suất mạnh như khủng long
Kết nối bằng dây thì rất chắc chắn, còn kết nối không dây thì rất ổn định
Nhược điểm:
Đắt tiền
Không hợp với palm grips và người có tay nhỏ
So kè với Logitech G502 Lightspeed wireless trong mảng chuột gaming không dây hiện nay thì chắc chỉ có thể là mẫu Razer DeathAdder V2 Pro. Nói ngắn gọn thì đây là phiên bản cắt dây không cắt hiệu suất của Razer DeathAdder ở trên. Kết nối không dây là kiểu dongle 2.4 GHz USB-A với công nghệ kết nối Razer HyperSpeed hiện đại, có thể so sánh tương đương một 9 một 10 với các chuột gaming có dây cùng thế hệ.
Chuột DeathAdder V2 Pro này là một hướng đi hoàn toàn khác của Razer khi dùng cảm biến quang học đặc trưng xuất sắc của Razer làm ra, cho phép tốc độ nhận diện cực nhanh ngay cả khi ở chế độ CPI cao nhất. Một điểm đặc biệt khác của V2 Pro là chuột có hệ thống nút kép cực nhạy, dàn nút trái phải đều dùng switch quang-cơ học giúp người dùng vừa có được xúc giác tốt, lại vừa có được siêu tốc độ của switch quang.
Nhưng mức giá cao lại là một yếu điểm của chuột DeathAdder V2 Pro đặc biệt khi so sánh với các mẫu chuột có cùng chức năng nhưng giá lại mềm hơn điển hình là Logitech G703, G502 Lightspeed ở trên, và thậm chí là em Razer Basilisk Ultimate trong cùng gia đình.
Và lý do chính để V2 Pro vẫn có vị trí rất cao trong danh sách này chính là vì: đây là một chuột gaming không dây cực kỳ ổn định, chưa hề ghi nhận trường hợp trục trặc rủi ro nào từ người dùng trong suốt những năm qua, và đặc biệt là cảm giác bấm rất đã tay.
4/ SteelSeries Rival 3: Chuột chơi game tốt giá rẻ
Cảm biến: SteelSeries TrueMove Core | DPI: 8,500 | IPS: 300 | Acceleration: 35G | Kết nối: USB | Tính công thái học: Right handed, claw and fingertip grips | Số nút có thể lập trình: 6 | Trọng lượng: 2.7 ounces (77g) | Kích thước (LxWxH): 4.75 x 2.3 – 2.64 x 0.85-1.49 inches (120.6 x 58.3-67 x 21.5-37.9mm)
Ưu điểm:
Giá vừa tầm
Chơi game hiệu suất cao
Đèn nền RGB rất khác biệt và hay ho
Nhược điểm:
Dùng loại cáp USB không bện nên hơi khó chịu khi dùng
Chuột SteelSeries Rival 3 chính xác là được sinh ra để dành cho các gamer đầy đam mê nhưng ngân sách lại có hạn. Với giá chỉ tầm tầm 30 USD thì một chú chuột chơi game có đầy đủ các chỉ số lý tưởng hầu như rất hiếm có trên thị trường. SteelSeries Rival 3 dùng cảm biến quang học với CPI lên tới 8.500, con số này tất nhiên chả bọt bèo gì so với 20000 CPI ở Razer DeathAdder V2 nhưng với người chơi game kinh điển và đại chúng thì nó đã cân hết mọi thế loại game rồi.
Và anh em thậm chí có thể đạt được mức IPS 300 khi dùng chuột này kết hợp với tấm lót SteelSeries QcK-series cùng hãng. Đây cũng là tấm lót chuột RGB tốt nhất hiện nay trong giới gamer.
Một bất tiện nhỏ với SteelSeries Rival 3 chính là ở phần dây không làm theo kiểu bện mà là cáp thường, hơi vướng víu so với cáp bện và các mẫu chuột không dây. Còn ngoài ra thì không có điểm nào để phàn nàn nữa. Rival 3 cũng có mẫu không dây chỉ nhỉnh hơn bản có dây vài trăm nghìn đồng nhẹ, anh em có thể tham khảo thêm tại đây.
5/ Glorious Model D-: Chuột chơi game FPS đã nhất
Cảm biến: Pixart PMW3360 | DPI: 12,000 | IPS: 250-plus | Acceleration: 50G | Kết nối: USB | Công thái học: Dùng cho tay phải, hợp với cầm chuột claw grip hoặc người dùng có tay nhỏ | Nút có thể lập trình: 6 | Trọng lượng: 2.15 ounces (61g) | Kích thước (LxWxH): 4.72 x 2.40-2.64 x 1.30-1.57 inches (120 x 61-67 x 33-40mm)
Ưu điểm:
Siêu nhẹ
Cảm biến và switch rất đã
Nhược điểm:
Một số nút bấm hơi lung lay nhẹ
Chỉ dùng với tay phải
Ai chuyên cày FPS thì phải công nhận một điều là: mấu chốt của mọi trận thắng nằm ở trọng lượng chuột. Chuột càng nhẹ, càng vung vẩy nhanh, dễ dàng và cho trải nghiệm chơi game tốt nhất, phần thắng cao nhất. Glorious là thương hiệu chuyên trị các dòng chuột siêu nhẹ (super light) với thiết kế dạng lỗ đặc trưng dành cho người dùng hay cầm palm hoặc claw grip hoặc người có bàn tay trung bình, nhỏ.
Glorious’ Model D- là một điển hình đầu tiên và cổ điển nhất của các dòng chuột thiết kế kiểu honeycomb (lỗ tổ ong) để thoáng khí và đạt trọng lượng siêu nhẹ. Từ đó tới nay đã có rất nhiều thương hiệu đi theo phong cách này nhưng Glorious Model D- vẫn là tượng đài của tất cả. Chuột còn thậm chí dễ dùng hơn vì được tích hợp phần chân bằng chất liệu PTFE cao cấp.
Tóm lại nếu đang chiến game tốc độc cao, FPS các thứ mà cần tìm một chuột cao cấp, chất lượng, bền bỉ, siêu siêu nhẹ thì đừng bao giờ bỏ qua Glorious Model D- trong danh sách xem xét của mình nhé.
6/ Corsair Ironclaw RGB: Tay to cầm chuột này là tuyệt vời
Cảm biến: Pixart PMW3391 | DPI: 18,000 | IPS: 450 | Acceleration: 50G | Kết nối: Wireless (2.4 GHz USB Type-A dongle hoặc Bluetooth) | Công thái học: Dùng cho tay phải, hợp với kiểu cầm palm grips | Số nút lập trình: 5 | Trọng lượng: 4.59 ounces (130g) | Kích thước (LxWxH): 5.5 x 3 x 1.6 inches (140 x 77 x 40mm)
Ưu điểm:
Rất hợp với anh em đang cầm kiểu palm grips
Cảm biến mạnh hết chỗ chê
Giá ấn tượng
Layout nút rất thân thiện dễ dùng dễ hiểu
Nhược điểm:
Hơi nặng
Không hợp với kiểu cầm claw/fingertip grips
Nếu các dòng chuột ở trên hợp hơn với người có bàn tay trung bình, nhỏ thì giờ tới lượt các anh tay to. Mẫu chuột Corsair Ironclaw RGB wireless được đánh giá là mẫu chuột chơi game tốt nhất dành cho người có bàn tay lớn. Nó có phần thân rộng rải, trải dài và độ nhô ấn tượng nên thách thức mọi kích cỡ tay và đặc biệt phù hợp với kiểu cầm palm grips. Đây là model chuột dày nhất ở thời điểm hiện tại (điểm cao nhất cao tới 77mm). Và trọng lượng theo đó tất nhiên cũng không nhẹ, nhưng đổi lại nó rất tương xứng với sự bệ vệ thường thấy ở những người có bàn tay to
Bên dưới mắt đọc là cảm biến Pixart PMW3391 có chỉ số CPI cao ngất ngưỡng 18,000 và cũng là một trong số ít các chuột có chỉ số IPS cao nhất hiện nay (450). Đây quả thật là các con số dành cho dân chơi thứ dữ, hardcore mới dùng.
7/ Razer Basilisk V2: Chuột gaming siêu năng động
Cảm biến: Razer Focus+ | DPI: 20,000 | IPS: 650 | Acceleration: 50G | Kết nối: USB | Công thái học: hợp với tay phải | Số phím có thể lập trình: 11 | Trọng lượng: 3.3 ounces (93.55g) | Kích thước (LxWxH): 5.11 x 2.36 x 1.65 inches (12.98 x 6 x 4.19cm)
Ưu điểm:
Khả năng tracking cực nhạy
Thiết kế công thái học cao
Có rất nhiều lựa chọn tùy chỉnh
Nhược điểm:
Là chuột có dây nhưng giá lại hơi cao
Chuột Razer Basilisk V2 được đánh giá rất cao ở tính linh hoạt khi chơi game. Chuột có CPI lớn nhất hiện nay 20.000 CPI và đương nhiên là sở hữu khả năng tracking tuyệt vời, dù anh em đang trong bất kỳ trận đánh gây cấn hay môi trường hiểm nguy cao như thế nào. Mọi thứ đều có thể trong một bàn tay cầm chuột Basilisk V2.
So với các dòng chuột gaming khác cùng gia đình điển hình là Razer DeathAdder V2, thì em Basilisk V2 có lợi thế hơn ở các nút bấm bên hông to, tay rất dễ tiếp cận và bấm chính xác hơn. Đặc biệt bánh cuộn của Basilisk V2 có thể tùy chọn độ nhanh, cho nên mức độ tùy chỉnh của Basilisk V2 được đánh giá là cao hơn một bậc.
8/ Razer Basilisk Ultimate: Chuột chơi game không dây hạng nặng
Sensor: Razer Focus+ Optical | CPI: 20,000 | IPS: 650 IPS | Acceleration: 50G | Interface: USB / 2.4 GHz wireless | Ergonomics: Right handed palm and claw grip | Programmable Buttons: 11 | Weight: 3.78 ounces (107g) | Dimensions (LxWxH): 5.11 x 2.36 x 1.65 inches (130 x 60 x 42mm)
Ưu điểm:
Cảm biến “đã” dã man
Phần mềm đi kèm rất trực quan và dễ dùng
Pin trâu, sạc lại nhanh
Nhược điểm:
Đắt tiền
Dùng switch quang nên nút bấm hơi thiếu cảm giác cơ học
Chuột Razer Basilisk Ultimate thì lại là một câu chuyện hơi khác. Mẫu này dùng cảm biến thế hệ mới nhất của Razer là Focus+ Optical. Loại cảm biến bán thông minh này sở hữu một loạt các chỉ số cực kỳ ấn tượng: CPI cao nhất 20.000, IPS cũng thuộc hàng cao nhất lên tới 650, nhất trong các chuột không dây hiện nay.
Ngoài các chỉ số này ra thì em Basilisk Ultimate còn có thiết kế công thái học tốt, được đánh giá là con chuột không dây “sát thủ” trên mọi mặt trận. Nghe thì có vẻ có một vài điểm tương đồng với chuột Logitech G502 Lightspeed wireless nhưng thực chất Basilisk Ultimate còn có một loạt các tính năng cải tiếng khác mà G502 không có, như: khả năng kiểm soát lực cản của bánh xe cuộn, vật liệu dùng để sản xuất ra tốt hơn hẳn, nhẹ hơn G502 và có phần mềm trực quan sinh động hơn.
9/ Glorious Model O-: Chuột chơi game tốt nhất với cách cầm Fingertip và Claw Grippers
Cảm biến: Pixart PMW-3360 | DPI: 12,000 | IPS: ~250 | Acceleration: 50G | Kết nối: USB | Công thái học: dùng cho cả hai tay, hợp với kiểu cầm claw grip và người dùng có tay nhỏ | Số phím lập trình: 5 | Trọng lượng: 2.08 ounces (58g) | Kích cỡ (LxWxH): 4.72 x 2.28 x 1.42 inches (120 x 58 x 36mm)
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Kiểu thiết kế lỗ có thể làm nhiều người hơi đắn đo
Thiết kế không thuận lắm cho cả hai tay dù niêm yết là dùng được cho cả hai
Không có nút bắn tỉa chuyên dụng để chơi game bắn súng
Chuột siêu nhẹ Glorious Model O- lại là một thiết kế tinh tế đến từ thương hiệu Glorious. Lần này phần vỏ dày hơn Model D- nhưng số lượng lỗ tổ ong nhiều hơn, tinh tế và hiện lên sâu sắc hơn trên thân chuột. Model O- cũng là kiểu chuột siêu nhẹ, nay được bổ sung thêm đặc điểm “siêu nhỏ”. Chính vì vậy mà ai đang hay dùng kiểu cầm chuột claw hay fingertip grips thì bơi hết vào đây nhé.
Và cũng đừng nghĩ với vóc dáng nhỏ gọn như vậy, mức giá mềm mại như vậy thì Model O- chắc chỉ chiến được game xoàng. Sự thật là hàng loạt game thủ eSport lừng danh đều đang dùng mẫu chuột này để chinh chiến hàng ngày, và chỉ cần nói vậy anh em đủ biết em nó được yêu thích như nào.
Anh em tham khảo thêm các mẫu chuột không dây Glorious Model O- tại đây . Hiện có 2 tone màu đen hoặc trắng, trong mỗi tone lại có kiểu trơn láng hoặc nhám tùy sở thích của mỗi người.
10/ Razer Naga Trinity: Chơi game MMO tuyệt vời
Cảm biến: PixArt PMW 3389 | CPI: 16,000 | IPS: 450 | Acceleration: 50G | Kết nối: USB | Công thái học: Dùng cho tay phải và cách cầm palm grip | Số phím lập trình: 19 | Trọng lượng: 4.23 ounces (120g) | Kích cỡ (LxWxH): 4.69 x 2.91 x 1.69 inches (119 x 74 x 43mm)
Ưu điểm:
Cảm biến siêu mạnh
Các nút hot-swapped rất hay ho
Thiết kế công thái học cao
Nhược điểm:
Nếu chuyên về các game MMO thì đừng quên Razer Naga Trinity vì đây là dòng chuột được đánh giá rất cao về tính linh hoạt mà trong MMO linh hoạt là chiến thắng. Nghĩa là càng có nhiều nút chức năng hỗ trợ thì khả năng thắng càng cao. Anh em có thể cài macor, có thể dùng nút để chiến trực tiếp, gì cũng được, ở Razer Naga Trinity không thiếu gì nút để làm mọi chuyện.
Một trong những lưu ý lớn khi chọn mua Razer Naga Trinity chính là thời gian làm quen. Với mật độ dày và số lượng nhiều các nút bấm nằm rải rác hai bên và trung tâm chuột, anh em dù đang cầm chuột theo cách nào thì cũng sẽ cần một thời gian để làm quen và thuộc hết các vị trí nút hoặc cải đặt lập trình trơn tru nhanh chóng.
Và chính vì có nhiều nút như thế nên tổng trọng lượng của Razer Naga Trinity cũng khiến một vài anh em thấy hơi mệt. Nhưng nếu xài quen thì sẽ không còn cảm giác này nữa. Nói chung cũng là quay quanh vấn đề đường cong học tập thôi anh em ạ.
Ngoài mẫu Naga Trinity truyền thống này thì dòng Naga của Razer còn có hai mẫu khác mà theo mình là cũng khá hay ho và nhất là nhẹ tay hơn Trinity là: Naga X Ergonomic MMO và Naga Pro wireless. Anh em có thể tham khảo thử.
Lời kết
Chơi game là không biên giới, và công nghệ phát triển là cũng là vô biên, nhưng trong phạm vi năm nay, chính xác là quý đầu năm 2021, thì đây chính là những mẫu chuột hiện tại bạn nên nghĩ tới đầu tiên khi chọn lựa chuột để gaming. Hy vọng bài tổng hợp khá chi tiết này đã mang tới cho anh em một vài gợi ý hay ho.